Tổng hợp các kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành Hàng không

“Hàng không” hiện nay đang là một trong số các ngành nghề “hot” nhất tại Việt Nam. Với chế độ đãi ngộ và mức thu nhập cho lĩnh vực này thường rất cao và hấp dẫn.

Đây cũng là ngành đòi hỏi rất gắt gao về khả năng giao tiếp tiếng Anh. Bởi mọi người thường xuyên phải giao tiếp, trò chuyện với các hành khách quốc tế. Không chỉ vậy, đây còn là ngành có lực lượng lao động là người nước ngoài rất nhiều. Do vậy việc biết các từ vựng tiếng Anh về chuyên ngành hàng không là điều cần thiết.

Bài viết dưới đây Tiếng Anh người đi làm sẽ chia sẻ đến bạn Tổng hợp các kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành hàng không để mọi người cùng học và tham khảo nhé!

Tổng hợp kiến thức tiếng Anh ngành Hàng không
Tổng hợp kiến thức tiếng Anh ngành Hàng không

1. Kiến thức cơ bản về tiếng anh chuyên ngành Hàng không

Trước tiên, tiếng Anh người đi làm sẽ giới thiệu đến mọi người từ vựng tiếng Anh về các ngành nghề đặc thù của ngành hàng không.

Ngành hàng không tiếng Anh là aviation. Ngành hàng không có đa dạng các loại nghề nghiệp, trong số đó phải kể đến một số công việc chính như:

  • Pilot: phi công (là người lái máy bay).
  • Flight Attendant: tiếp viên hàng không (là người phục vụ hành khách trên máy bay).
  • Air traffic controller: chuyên viên kiểm soát không lưu (là người chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo từ xa chuyển động của máy bay như một bộ phận của hệ thống kiểm soát không lưu).
  • Check-in Clerk: thủ tục viên hàng không (là người có trách nhiệm quản lý các hồ sơ, thủ tục cho hành khách).
  • Airport Engineer: kỹ sư bảo dưỡng máy bay (là người phụ trách các nhiệm vụ liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, và bảo trì máy bay).

2. Từ vựng tiếng anh chuyên ngành Hàng không

Dưới đây là trọn bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng không. Dù bạn đang mong muốn làm việc trong bất kỳ bộ phận nào của ngành hàng không cũng nên xem qua nhé!


A

  • Airline (noun): một công ty vận hành dịch vụ chuyên chở hành khách hoặc hàng hoá bằng máy bay ~ hãng hàng không.
    Ví dụ: The 2000s saw a huge increase in the numbers of low-cost airlines.
    => Những năm 2000 chứng kiến gia tăng đáng kể về số lượng các hãng hàng không giá rẻ.
  • Airfare (noun): số tiền mà ai đó phải trả để đi du lịch bằng máy bay ~ giá vé máy bay
    Ví dụ: The number of people entering Germany has soared in recent years, thanks to lower airfares.
    => Số lượng người bay vào Đức đã tăng vọt trong mấy năm gần đây, nhờ giá vé máy bay giảm.
  • Arrivals (noun): khu vực của một sân bay mà hành khách từ nơi khác vừa mới đến ~ khu đến.
    Ví dụ: Emily will need to show her passport when she gets to arrivals.
    => Emily cần phải xuất trình hộ chiếu khi đến.
  • Aisle (noun): một không gian hẹp và dài giữa các hàng ghế trong máy bay ~ lối đi.
    Ví dụ: Would you like an aisle seat or would you prefer to be by the window?
    => Bạn muốn có một chỗ ngồi ở lối đi hay ở cạnh cửa sổ?

B

  • Business-class (noun): loại vé đắt hơn và có điều kiện tốt hơn so với hạng phổ thông ~ hạng thương gia.
    Ví dụ: Complimentary drinks will be served to passengers in business class.
    => Đồ uống miễn phí sẽ được phục vụ cho hành khách đi hạng thương gia.
  • Boarding pass (noun): một tấm vé mà hành khách phải có để được phép lên máy bay ~ vé máy bay.
    Ví dụ: The back of the boarding pass is stamped, so she is allowed to board the airplane.
    => Mặt sau của vé máy bay đã được đóng dấu, chính vì vậy cô ấy đã được phép lên máy bay.

C

  • Check-in (noun): hành động xuất trình vé tại sân bay để bạn có thể biết nơi bạn sẽ ngồi ở đâu.
    Ví dụ: After check-in, please proceed to gate 21.
    => Sau khi check-in, hãy đi đến cổng 21.
  • Customs (noun): địa điểm tại sân bay, nơi mà hàng hoá mang vào một quốc gia được kiểm tra để đảm bảo chúng hợp pháp và liệu có phải nộp bất kỳ khoản thuế nào đối với hàng hoá đó hay không ~ hải quan.
    Ví dụ: Thomas who was stopped at customs was found to have a quantity of plastic explosives in his case.
    => Thomas bị chặn lại tại hải quan khi phát hiện có một lượng chất nổ dẻo trong vali của anh ta.
  • Carry-on (adjective): đủ nhỏ để mang lên máy bay cùng bạn ~ xách tay.
    Ví dụ: All carry-on luggage must be stowed under the seat in front of you or in one of the overhead compartments.
    => Tất cả hành lý xách tay phải được xếp gọn dưới ghế ngồi trước mặt bạn hoặc ở một trong các ngăn phía trên.

D

  • Delayed (adjective): xảy ra vào thời điểm muộn hơn dự kiến ~ trì hoãn.
    Ví dụ: Officials said that the reason for the large number of delayed flights was the bad weather conditions.
    => Các quan chức cho biết, lý do khiến số lượng lớn các chuyến bay bị hoãn là do điều kiện thời tiết xấu.
  • Departure (noun): hành động rời khỏi một địa điểm hoặc một chuyến bay vào một thời điểm cụ thể ~ khởi hành.
    Ví dụ: Check our website for the flight times for departures from Tan Son Nhat airport.
    => Vào website của chúng tôi để kiểm tra thời gian chuyến bay khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất.

E

  • Economy class (noun): sử dụng loại ghế ngồi rẻ tiện và ít tiện nghi nhất trên máy bay ~ hạng phổ thông.
    Ví dụ: Anna always flies economy class.
    => Anna luôn luôn bay ở hạng phổ thông.

F

  • First-class (noun): chỗ ngồi tốt nhất và đắt nhất trên máy bay.
    Ví dụ: Because of the delay, my family were offered seats in first-class.
    => Vì sự chậm trễ, gia đình của tôi đã được đề nghị chỗ ngồi ở khoang hạng nhất.
  • Flight (noun): một chiếc máy bay đang thực hiện một chuyến hành trình cụ thể nào đó ~ chuyến bay.
    Ví dụ: Flight AB123 has been delayed by 30 minutes.
    => Chuyến bay AB123 đã bị hoãn được 30 phút.

G

  • Gate (noun): một phần của sân bay, nơi du khách được phép lên hoặc xuống máy bay ~ cổng ra máy bay.
    Ví dụ: Our GH-28 left at 8:14 p.m. from Gate C39.
    => GH-28 của chúng tôi rời đi lúc 8 giờ 14 chiều từ cổng C39.

I

  • Immigration (noun): quy trình kiểm tra hộ chiếu và các giấy tờ khác để chắc chắn rằng bạn có thể được phép nhập cảnh vào quốc gia.
    Ví dụ: After he’s been through immigration control, he can go and get his luggage.
    => Sau khi được kiểm soát xuất nhập cảnh, anh ta có thể đi lấy hành lý.

L

  • Layover (noun): lưu trú ngắn ngày tại một địa điểm nào đó giữa chuyến đi, đặc biệt là những chuyến đi dài ngày bằng máy bay ~ trạm dừng chân.
    Ví dụ: We had a two-hour layover in Los Angeles.
    => Chúng tôi có 2 tiếng nghỉ chân ở Los Angeles.
  • Luggage (noun): tất cả những chiếc túi mà bạn mang theo khi đi du lịch ~ hành lý.
    Ví dụ: The airline has increased the carry-on luggage allowance to 15 kilos.
    => Hãng hàng không đã tăng mức hành lý xách tay lên 15 kg.
  • Long-haul (adjective): chuyến đi đường dài.
    Ví dụ: Increases in the France domestic and long-haul flights offset slower growth in European air travel.
    => Các chuyến bay nội địa và đường dài tại Pháp tăng bù đắp cho tốc độ tăng trưởng chậm của du lịch hàng không châu Âu.

O

  • On-time (adjective): được sử dụng để mô tả một cái gì đó sẽ đến, xảy ra hoặc được thực hiện khi cần và không muộn
    Ví dụ: The airline ranked last in on-time arrivals last month.
    => Hãng hàng không đứng hạng chót đã đến đúng giờ vào tháng trước.

T

  • Terminal (noun): một toà nhà lớn tại sân bay nơi hành khách hoặc hàng hoá rời hoặc đến ~ nhà ga.
    Ví dụ: Your flight leaves from Terminal 3.
    => Chuyến bay của bạn rời đi từ nhà ga số 3.

3. Sách – tài liệu liên quan đến tiếng anh chuyên ngành Hàng không

Để biết thêm được nhiều dạng từ vựng và bài tập ứng dụng cho ngành hàng không, Tiếng Anh người đi làm xin giới thiệu đến bạn Top 4 sách học tiếng Anh chuyên ngành hàng không hiệu quả nhất nhé!

3.1. English for Aviation

Tác giả: Sue Ellis, Terence Gerighty

Nhà xuất bản: Oxford

Nội dung chính: Sách xoay quanh các chủ đề chính như:

  • Giới thiệu về các cách truyền thông, giao tiếp trong hàng không
  • Cung cấp từ vựng, cách xử lý vấn đề cho các tình huống có thể xảy ra ở sân bay. Ví dụ các vấn đề về trì hoãn, hạ cánh, và các sự kiện hiếm có ở trên đường bay,….

Nội dung các chủ đề chính trong sách English for Aviation
Nội dung các chủ đề chính trong sách English for Aviation

Đây là sách viết bởi hai tác giả có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Anh hàng không. Không những vậy, tài liệu này đã được xác thực bởi các phi công, kiểm soát viên không lưu và giảng viên hàng không ở các nước Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Brazail, Châu Á và Trung Đông. Vậy nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng tài liệu này nhé!

3.2. English in Global Aviation

Tác giả: Eric Friginal, Elizabeth Mathews, Jennifer Roberts

Nhà xuất bản: Bloomsbury Academic

Nội dung chính: Đây là cuốn sách sẽ đưa người đọc đi từng bước qua các vấn đề chính xung quanh việc sử dụng tiếng Anh trong ngành hàng không toàn cầu. Ngoài ra, sách còn chỉ ra những vai trò quan trọng của tiếng Anh trong ngành hàng không dựa trên nhiều bối cảnh khác nhau. Không những vậy, English in Global Aviation sẽ dạy người học các áp dụng ngôn ngữ tiếng Anh vào thế giới thực, bối cảnh thực tế với những phân tích rõ ràng về từ vựng và mẫu ngữ phổ biến của ngành hàng không. Một số chủ đề tiêu biểu trong cuốn sách này bao gồm:

  • Tiếng Anh trong Hàng không toàn cầu: Các quan điểm lịch sử
  • Tiếng Anh của các tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
  • Tiếng Anh giao tiếp giữa phi công và chuyên viên không lưu
  • Sự phát triển của các chương trình tiếng Anh hàng không.

Nội dung chính của sách English in Global Aviation
Nội dung chính của sách English in Global Aviation

3.3. Introduction to Air law

Tác giả: Pablo Mendes De Leon

Nhà xuất bản: Wolters Kluwer

Nội dung chính: Một số chủ đề chính được đề cập ở cuốn sách này bao gồm:

  • Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ hàng không. Trong đó bao gồm nguyên tắc chủ quyền trong vùng trời quốc gia.
  • Sự phân biệt giữa máy bay Nhà nước và máy bay dân dụng.
  • Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hàng không dân dụng quốc tế.

Thông tin ảnh bìa của sách Introduction to Air Law
Thông tin ảnh bìa của sách Introduction to Air Law

Đây sẽ là một cuốn sách hoàn toàn thích hợp với những bạn muốn tìm hiểu về Luật Hàng không. Sách được rất nhiều học giả và doanh nhân quan tâm đến lĩnh vực hàng không đánh giá rất cao. Bởi nó đã làm phong phú thêm rất nhiều kiến thức về luật hàng không của họ.

3.4. Practical Aviation & Aerospace Law

Tác giả: J. Scott Hamilton, Sarah Nilsson

Nhà xuất bản: Aviation Supplies & Academics, Inc.

Nội dung chính: Sách cung cấp đến người đọc những kiến thức và quan điểm pháp lý cơ bản để hiểu hệ thống pháp luật hoạt động như thế nào trong ngành hàng không này. Ngoài ra, tác giả còn hướng dẫn bạn nhận biết và tránh những cạm bẩy pháp lý phổ biến. Nội dung sách được viết ngắn gọn, rõ ràng và mang tính đối thoại cao. Đặc biệt sách bao gồm các ví dụ từ các kinh nghiệm cá nhân trong thực tế.

Ảnh minh hoạ nội dung trong sách Practical Aviation & Aerospace Law
Ảnh minh hoạ nội dung trong sách Practical Aviation & Aerospace Law

Đây là một cuốn sách vô giá dành cho các nhà quản lý kinh doanh hàng không, phi công, nhân viên bảo trì, kiểm soát viên không lưu, điều tra viên an ninh và những người điều hành máy bay không người lái.

Tiếng Anh người đi làm hi vọng qua bài viết trên đây, mọi người đã có thêm nhiều kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành Hàng không – Sân bay.
Chúc các bạn học tốt nhé!

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng

Dành cho người lớn bận rộn

Khoá học IELTS

Cam kết tăng 1 band điểm chỉ sau 1 tháng học

Khoá học tiếng Anh cho dân IT

Dành riêng cho dân Công nghệ – Thông tin

Khoá học thuyết trình tiếng Anh Cải thiện vượt bậc kĩ năng thuyết trình tiếng Anh của bạn
Có thể bạn quan tâm
Có thể bạn quan tâm

ĐĂNG KÝ LIỀN TAY – LẤY NGAY QUÀ KHỦNG

Nhận ưu đãi học phí lên đến 40%

khóa học tiếng Anh tại TalkFirst

logo
Previous slide
Next slide